Từ khi ra đời, luật Bosman đã thay đổi cuộc diện của nhiều pha chuyển nhượng và tình hình bóng đá nói chung. Trong bài viết dưới đây, jvectormap.com sẽ tìm hiểu rõ hơn về luật Bosman, cùng theo dõi nhé.
Bosman là gì?
Luật Bosman quy định về việc chuyển nhượng cầu thủ bóng đá không tốn phí. Theo luật này, sau khi hết hạn hợp đồng, cầu thủ được phép chuyển sang CLB mới mà không cần trả phí chuyển nhượng cho CLB cũ. Quy tắc được áp dụng khi thời hạn hợp đồng còn từ 6 tháng trở xuống. Khi đó, cầu thủ có quyền tự do tham gia một đội bóng khác.
Nguồn gốc của luật Bosman
Một CLB tên Liege ở Bỉ rơi vào khủng hoảng tài chính vào tháng 6/1990. Để giải quyết tình trạng này, ban lãnh đạo đã lập một bản hợp đồng giảm 75% lương với cầu thủ Jean – Marc Bosman. Tuy nhiên, Bosman không đồng ý và đã quyết định tham gia một CLB tại Pháp nhưng vấp phải sự phản đối của CLB Liege. Tháng 8/1990, Bosman đã đệ đơn kiện CLB cũ của mình.
Tòa án Tối cao Châu Âu đã đưa ra phán quyết có lợi cho Bosman là cầu thủ có quyền tự do thay đổi nơi làm việc. Sự kiện này đã hình thành nên luật Bosman vẫn còn nằm trong hiệp ước EC của Liên minh châu Âu.
Sau khi có hiệu lực, quy tắc Bosman cho phép cầu thủ được chấm dứt thi đấu cho CLB khi hết hạn hợp đồng. Điều này góp phần gia tăng số lượng cầu thủ nước ngoài góp mặt thi đấu cho một trận.
Ưu điểm và hạn chế khi áp dụng luật Bosman
Luật Bosman xuất hiện đã tạo ra những thay đổi lớn như gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các CLB, công tác huấn luyện các cầu thủ trẻ ngày càng tệ đi, đồng thời cũng có nhiều hơn những bản chuyển nhượng bất hợp pháp của các cầu thủ từ châu Á và châu Phi.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận luật Bosman đã giúp cầu thủ có thể bảo vệ quyền lợi cho mình khi hợp đồng chấm dứt thời hạn. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá chuyển nhượng cho các cầu thủ ngày càng tăng cao.
Luật Bosman đã thay đổi bóng đá thế giới
Đến những tháng cuối cùng của hợp đồng, có hai lựa chọn cho các cầu thủ là tiếp tục ở lại đóng góp cho CLB cũ hoặc rời đi tìm một bến đỗ mới. Tất nhiên, quyết định này phụ thuộc hoàn toàn vào cầu thủ. CLB mới sẽ phải trả một khoản phí không nhỏ để chiêu mộ được cầu thủ đó.
Một ảnh hưởng khác là giúp tăng số lượng ngoại binh có thể tham gia trong 1 trận đấu. Còn nhớ trước khi Bosman có hiệu lực, HLV trưởng Sir Alex Ferguson đã phải vào sân vì không còn slot cho cầu thủ nước ngoài. Trận đó MU thua thảm Barca với tỷ số chung cuộc 0-4 tại Champions League. 4 năm sau đó, Quỷ đỏ đã đăng quang Champion League với sự góp mặt của 5 cầu thủ nước ngoài.
Ajax, Porto hay Steaua Bucharest đăng quang Cúp C1 cách đây 10 năm được xem là chuyện thường tình nhưng ngày nay được xem là bất thường. Theo các chuyên gia chính luật Bosman đã tạo ra khoảng cách rất lớn giữa các CLB và các nền bóng đá trên thế giới. Trước đây Liege RFC phát triển không kém Chelsea nhưng ở hiện tại, đại diện Ngoại hạng Anh đã ở một đẳng cấp cao hơn rất nhiều.
Luật Bosman và những bản hợp đồng thành công
Robert Lewandowski – Dortmund đến Bayern
Robert Lewandowski khoác áo Bayern Munich sau khi rời Dortmund vào năm 2014 và được xem là bản hợp động thành công nhất sau khi luật Bosman được áp dụng. 8 mùa giải thi đấu cho Bayern, Lewandowski đã có nhiều cống hiến với hơn 375 lần ra sân và ghi đến 244 bàn thắng cho đội chủ nhà.
Andrea Pirlo – AC Milan đến Juventus
Sau khi rời AC Milan, người hâm mộ đều nghĩ Pirlo đã bước qua thời kỳ hoàng kim nhưng khi gia nhập Juventus, anh chàng đã cùng CLB có được 4 lần đăng quang Serie A và 3 cúp vô địch quốc gia Ý. Pirlo cũng góp mặt trong danh sách Quả bóng vàng năm 2013.
Mong rằng những thông tin trên đây của jvectormap.com giúp bạn hiểu rõ về luật Bosman và sức ảnh hưởng không nhỏ của quy tắc này lên nền bóng đá thế giới. Luật định này có lợi nhất cho các cầu thủ có thể dễ dàng tìm đội bóng mới sau khi hợp đồng chấm dứt.